Hướng dẫn chơi Hieratics

Hướng dẫn chơi Hieratics

Sau Blue-Eyes (một bộ bài rồng mạnh mẽ nhất trong Meta của Duel Links) thì Hieratics - bộ bài bao gồm những con rồng có khả năng triệu hồi đặc biệt mạnh mẽ, đảm bảo sẽ gây thích thú cho các newbie mới chơi Duel Links. Bộ bài hiện có thể được xem là dòng F2P với hầu hết các lá chủ lực đều nằm sẵn trong box Infinite Ray




Tổng quan

Hieratics là những quái thú Dragon có thể triệu hồi đặc biệt một quái thú bình thường từ tay, bộ bài hoặc mộ khi tự hiến tế bản thân. Hieratics thường được sử dụng là cấp độ 6, có thể dẫn đến Rank 6 XYZ, Atum, để triệu hồi đặc biệt bất kỳ quái thú Dragon nào từ bộ bài. Hiện nay, các quái thú Pendulum đã xuất hiện nên lối chơi của Hieratics cũng đa dạng hơn. Khi được sử dụng cùng với Aether, điều này cho phép bộ bài loại bỏ quái thú nhanh chóng và dễ dàng, và sau đó có thể nối đuôi với một Rank 6 XYZ khác. Chính vì sự liên tiếp triệu hồi đặc biệt như vậy khiến cho Hieratics gần như có thể gọi là một dòng Meta đang nổi của Duel Links.

Tuy nhiên, chúng lại không có khả năng tự bảo vệ bản thân mình nên luôn phải dựa vào rất nhiều về backrow lẫn dàn Extra Deck Rank 6 khủng bố của mình.

Mặc dù thiên về Rank 6 nhưng Hieratics cũng sẽ là một bộ bài khá thú vị khi kết hợp với các quái thú cấp 8 như Blue-Eyes, Legendary Maju Garzett. Kết hợp lại sẽ cho các bạn một bộ bài farm cực hoàn hảo để cày gem cho những bộ bài khác

Nhìn chung, Hieratics cũng là một bộ bài không đến nỗi là tệ. Chúng có thể đưa bạn lên cả Rank Platium nếu như bạn biết cách chơi và combo của chúng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé.



Skill

Trên thực tế, dựa vào sức mạnh OTK của mình thì luôn luôn có Skill có thể giúp làm tăng ATK của các quái thú và khiến cho Hieratics dễ dàng OTK hơn. Chính vì vậy mà cái bài thủ thường dùng những Skill này hơn, hoặc những Skill search bài như Light and Dark, để dễ dàng đưa ra quái thú Hieratics bạn cần mà không lo về khả năng brick hand của mình.

Ready for Victory

Skill này dường như khá thích hợp đối với một bộ bài mang bên mình những quái thú có cùng cấp độ như Hieratics. Hầu hết các bài thủ sử dụng nó để tăng ATK của quái thú Xyz thay vì Beatdown! (chỉ tăng ATK cho quái thú có cấp độ 5 trở lên) hoặc The Tie that Binds (chỉ tăng ATK lên 100 điểm cho mỗi quái thú trên sân và vì với format của Duel Links, bạn chỉ tăng được 300ATK). Chính vì vậy, Skill này được sử dụng nhiều hơn.


Destiny Draw (Skill Card) (50% được sử dụng)

Vẫn là Skill độc nhất vô nhị của thánh Yugi, tôi luôn đề xuất Skill này cho bất kì bộ bài nào vì tính quyết định của nó. Với cái giá là 2000 điểm sinh mệnh để đổi lại lá bài quyết định trận đấu thì rất đáng các bạn nhỉ. Chính vì vậy, đây cũng là một Skill search rất tốt và hợp lí để các bạn sử dụng xuyên suốt các trận PvP, Rank,...

Beatdown! (50% được sử dụng)

Support Pendulum đã ra mắt trong Selection Box và các Main Box, Mini Box khác và điều đó có nghĩa bạn sẽ có một sự lựa chọn khá lớn trong việc sử dụng Pendulum để triệu hồi Hieratics, và với việc đó, sẽ có những quái thú với khả năng đặc biệt của chúng khi triệu hồi Pendulum như Aether. Việc bạn cần làm lúc bấy giờ là OTK đối thủ mà thôi, chính vì vậy, cũng không nhất thiết bạn phải triệu hồi Xyz, bạn có thể sử dụng Skill này để tăng ATK cho quái thú Hieratics để OTK dễ hơn

The Tie that Binds (50% được dùng)

Skill này có vẻ đa dạng hơn so với các Skill còn lại, do tính áp dụng không quan trọng là quái thú nào, bạn đều có thể tăng ATK của bản thân lên để OTK hoặc vượt qua quái thú đối thủ dễ hơn. Tuy nhiên, điểm yếu duy nhất là sự tăng ATK quá thấp, không đủ để bạn có thể nói là vượt qua quái thú nhưng sẽ thích hợp cho các newbie nhiều hơn.

Light and Dark (70% được dùng)

Light and Dark rất hữu ích cho việc cải thiện brick hand của bạn. Ví dụ bạn mang lên tay một con rồng hệ DARK và nó không có khả năng triệu hồi đặc biệt (do các quái thú Hieratics thông thường là các quái thú LIGHT và luôn có khả năng triệu hồi đặc biệt một quái thú khác), bạn có thể sử dụng Skill để đổi quái thú đó với một quái thú Hieratics để bắt đầu combo của bạn mượt mà hơn. Cái phí phải trả là bạn phải bỏ đi 1000 điểm sinh mệnh để làm được điều này nhưng thật sự cái giá ấy quá rẻ nếu như bạn mang bên mình một Cosmic Cyclone.



Core Cards

Hầu hết các Core đều có thể tìm trong box Infinite Ray, SD The White Dragon of Legend, SD Rise of Gaia

Hieratic Dragon of Tefnuit (2-3x (50%))

Giá trị của Tefnuit chủ yếu là do là một trong số ít quái thú Hieratic mà bạn có thể đưa vào sân mà không cần hiến tế. Sử dụng một vài bản sao của nó trong bộ bài để bắt đầu chiến lược của bạn.

Khi nó được hiến tế, hãy triệu hồi đặc biệt Labradorite Dragon vì nó là quái vật bình thường duy nhất trong bộ bài (Sử dụng lá này sẽ tối ưu hơn các lá Dragon thường cấp 6 khác) hoặc là Blue-Eyes White Dragon nếu bạn muốn chơi thiên về Xyz Rank 8 và OTK nhanh hơn.

Hieratic Dragon of Eset (3x (100%))

EsetTefnuit được sử dụng để bắt đầu các combo của bạn. Trong khi Tefnuit không sử dụng hết chức năng Triệu hồi Thường của bạn,  điều bất lợi là bạn chỉ có thể triệu hồi nó trong một số điều kiện nhất định. Trong hầu hết các tình huống, Eset là lá bắt đầu combo đáng tin cậy hơn nhiều.

Hiệu ứng thứ hai của Eset làm cho nó trở thành một lá hỗ trợ Xyz rất hiệu quả. Với việc Hieratics ngửa mặt của bạn sao chép cấp độ của quái vật bình thường cấp 6 sẽ cho phép bạn tiếp cận triệu hồi Rank 6 Xyz rộng lớn hơn nhiều (hoặc Rank 8, tùy cách bạn chơi).

Hieratic Seal of Convocation (3x (100%))

Tăng thêm tính nhất quán cho bộ bài bằng cách tìm kiếm bất kỳ quái thú Hieratic nào. Hầu hết thời gian, bạn sẽ sử dụng lá này để tìm Tefnuit hoặc Eset. Nếu bạn đã có chúng trong tay, bạn có thể lựa chọn tìm kiếm Su hoặc Nebthet để thêm lựa chọn cho combo của mình.

Hieratic Dragon of Nebthet (2x (50%))

Một quái thú Hieratics khác với khả năng tiêu diệt một quái thú của đối phương. Tuy nhiên, với việc là một quái thứ 5 sao và không có khả năng triệu hồi mạnh mẽ như Eset hoặc Tefnuit thì lá này cũng không được trọng dụng mấy. Chính vì thế mà nó ít được sử dụng hơn trong bộ bài của bạn.

Hieratic Seal of Reflection (1-2x (50%))

Một Counter Trap mạnh để phủ nhận việc sử dụng hầu hết các lá bài. Bạn muốn ít nhất kết thúc với 1 quái thú Hieratic vào cuối lượt của mình để ngăn chặn các lượt chơi của đối phương.

Khi bất kỳ Hieratics nào của bạn được hiến tế, bạn có thể triệu hồi đặc biệt một quái vật khác, vì vậy điều này sẽ không khiến bạn mất khả năng phòng thủ ngay lập tức.



Core Cards (Extra Deck)

Dàn quái thú chủ lực Hieratics trong Extra Deck cũng có những khả năng rất đáng gờm. Chủ yếu bạn có thể tìm chúng quá box Infinite Ray với những Hieratics khác nên bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng về sức mạnh và giá tiền của chúng.

Hieratic Dragon King of Atum (1-2x (70%))

Atum là một lá mở rộng sân tuyệt vời có thể lấy bất kỳ Hieratics nào ra khỏi bộ bài của bạn. Phần tốt nhất là hiệu ứng của quái thú được Triệu hồi Đặc biệt không bị phủ nhận, vì vậy bạn có thể triệu hồi đặc biệt Aether để trục xuất một quái thú hoặc triệu hồi bất kỳ Hieratics nào khác để tạo thêm combo.

Hiệu ứng của Atum cũng không khó một lần mỗi lượt, có nghĩa là nếu bạn có thể triệu hồi một Atum khác, bạn có thể triệu hồi đặc biệt một Aether khác để trục xuất khác trong cùng một lượt.

Hieratic Sun Dragon Overlord of Heliopolis (1x (100%))

Con quái thú chủ lực lớn nhất của dòng Hieratic. Hiệu ứng loại bỏ hàng loạt của Heliopolis rất mạnh và với đủ chi phí, có thể dẫn đến việc quét sạch dàn sân của đối thú. Sau đó, bạn có thể tiếp tục đánh họ trực tiếp với 3000 ATK. Ngoài ra, bằng cách hiến tế các quái thú Hieratic, bạn cũng nhận được rất nhiều sự hiện diện trên sân bằng cách kích hoạt các hiệu ứng của chúng.
Tuy nhiên, một lời khuyên cho bạn nếu chơi Hieratic theo hướng Rank 6 nhiều hơn thì không cần phải sử dụng Heliopolis, vì sẽ khá khó để triệu hồi nó ra. Nhưng nếu bạn chơi theo hướng Rank 8 thì bạn nên có trong bộ bài một hoặc hai con quái thú thường cấp 8.



Normal Monster

Vì bộ bài Hieratics phụ thuộc rất nhiều vào các quái thú thường Dragon nên sau đây sẽ là một số lá bạn có thể thêm vào bộ bài của minh.

Labradorite Dragon (2x)

Chủ yếu được sử dụng cho các Hieratic để có một con quái thú mà chúng có thể triệu hồi, nhưng đây cũng là một Tuner để bạn có thể thực hiện một số lượt chơi Synchro.

Vì ATK và DEF của quái vật bình thường được triệu hồi đặc biệt sẽ được đặt thành 0, quái thú bình thường mà bạn sử dụng trong bộ bài có thể là bất kỳ quái thú Dragon nào khác. Điều quan trọng là quái thú ở cấp độ 6 để giúp triệu hồi XYZ Atum.

Blue-Eyes White Dragon (2x)

Nếu bạn muốn chơi Rank 8 thì tôi khuyến khích bạn nên sử dụng lá này. Mặc dù đa số các trường hợp Hieratics sẽ mang ATK của các quái thú chúng triệu hồi về 0 nhưng cũng sẽ có một số trường hợp bạn sẽ rất cần ATK của Blue-Eyes. Chẳng hạn như chơi theo lối Maju Garazett chẳng hạn. Chính vì thế, đây là lá khá cần thiết cho bộ bài Hieratics Rank 8 của bạn.



Pendulum Support

Do sự ra mắt của Pendulum mà lối chơi của các dòng bài cũng tiến hóa và trở nên đa dạng hơn. Điều đó áp dụng cho cả dòng Hieratics. Với sự support của Pendulum, hãy cùng xem những lá bài nào sẽ tăng sức mạnh của Hieratics lên nhé

Archfiend Eccentrick (3x)

Đó là một lá Pendulum đa năng có thể được sử dụng để tiêu diệt phép / bẫy, quái thú hoặc triệu hồi Pendulum cùng với Aether để triệu hồi đặc biệt quái thú cấp 5 hoặc 6.

Vì những con quái thú khác ở dưới cấp độ 7, có Eccentrick đồng nghĩa với việc bạn có thể tận dụng nó ở bất kỳ thời điểm nào. Chính vì sự đa dạng này nên phiên bản Pendulum của Hieratic nên có lá này nhân 3. Tuy nhiên sẽ rất khó cho các newbie khi mà lá này lại nằm trong Selection Box (tốn chi phí khá nhiều). Newbie nên cân nhắc nếu muốn chơi phiên bản Pendulum của Hieratics.

Aether the Evil Empowering Dragon (3x)

Lá này có thể triệu hồi đặc biệt thông qua hiệu ứng của Atum. Sức tấn công của nó sẽ bằng 0, nhưng hiệu ứng vẫn sẽ được kích hoạt.

Nếu bạn có cấp độ 6 khác trên sân, bạn có thể XYZ với Hieratic Dragon khác để tạo ra một Atum khác, sau đó có thể sử dụng hiệu ứng của nó cũng như triệu hồi đặc biệt một Aether khác cho 2 quái thú khác nhau bị trục xuất mỗi lượt.

Chính vì khả năng triệu hồi đặc biệt của mình nên thường các bài thủ sẽ không sử dụng nó để triệu hồi Pendulum nhiều mà tự triệu hồi chính nó để dễ dàng OTK bài đối phương hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sử dụng lá này để Pendulum thì rất là tuyệt vời.



Tech Cards

Các Tech thông thường là để phòng thủ nếu bạn bị brick hand, hoặc gỡ bỏ dàn backrow của đối thủ để bảo vệ quái thú của bạn vì Hieratics thông thường sẽ không có khả năng kháng phép và bảo vệ bản thân. Chính vì vậy mà đa số các bộ bài Hieratics mang tính cạnh tranh luôn có những lá gỡ bỏ backrow khá nhiều.

Sphere Kuriboh và Battlin' Boxer Veil (Protections)

Bộ bài có thể bị brick nếu bạn không đủ may mắn để không rút một Tefnuit, Eset hoặc bất cứ thứ gì để lấy chúng. Bộ bài cũng gặp khó khăn khi phục hồi sau một lần quét sạch sân mà không có bất kỳ lá bắt đầu combo nào của chúng, điều này cũng khiến bạn rơi vào tình thế tồi tệ. Do đó, sẽ rất tốt nếu bạn sử dụng một số lựa chọn phòng thủ như Sphere Kuriboh Battlin 'Boxer Veil.

Book of Moon (3x)

Sẽ không thể không thêm nhân 3 lá Tech siêu tuyệt vời này vào hầu hết các bộ bài. Đơn giản vì tính chất vừa ngăn chặn hiệu ứng quái thú đối phương, vừa phòng thủ được sân của bạn, vừa ngăn chặn quái thú của bạn bị ngắm mục tiêu. Vì tính đa dạng của nó nên tôi không cho nó vào cùng mục Protections Tech như ở trên nhưng nếu có thể thì bạn nên sử dụng lá này nhiều trong bộ bài này. Ít nhất hiện tại, bạn có thể lấy nó free ở Main Box mới ra.

Enemy Controller (2x)

Thông thường chỉ nên sử dụng lá này ở mức nhân 2 thôi (do nó bị Semi Limited - có thể xem ở phần ban list) nhưng vì tính chất của Hieratics là tự hiến tế bản thân để triệu hồi một quái thú khác. Chính vì vậy mà sử dụng lá này, bạn có thể vừa phòng thủ, vừa kiểm soát quái thú đối phương, vừa dùng nó để triệu hồi quái thú khác. Sự đa dạng này hiện nay được dùng rất nhiều ở các newbie và trong một số trường hợp nhất định, đây có thể là lá bài quyết định cả trận đấu của bạn. 

Ngoài ra, bản chất là một Quick-play Spell nên việc sử dụng lá này càng dễ dàng hơn, bạn có thể sử dụng nó sau đòn tấn công của mình để chiếm giữ 1 quái thú đối phương và tiếp tục tấn công, hoặc có thể đặt úp nó và quyết định sử dụng vào lượt sau của đối thủ.

Mystical Space Typhoon và Cosmic Cyclone (Trong trường hợp sử dụng lá nào cũng nên x3)

Bộ đôi gỡ bỏ backrow hot nhất trên Duel Links hiện nay. Với việc bản thân là Quick-play Spell thì sức mạnh của chúng hầu như không ai sánh bằng được. 

Với MST, bạn có thể tiêu diệt và vô hiệu hóa một lá bài phép / bẩy dù úp hay ngửa, nó đa dạng hơn là Night Beam nhiều, chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn lá này nhiều hơn là Night Beam

Với Cosmic Cyclone, bạn lại có lựa chọn trục xuất các dàn backrow của đối phương, vừa có thể có đủ điều kiện để kích hoạt các Skill của mình. Đây sẽ là lựa chọn tối ưu hơn vì bạn sẽ phải vận hành các combo bằng nó khá nhiều trong bộ bài.

Dù là lá nào, thì đây cũng là những lá gỡ bỏ backrow tốt nhất bạn có thể bỏ chúng vào Hieratics.

Ballista Squad (2x)

Lá này chắc chắn được coi là một Tech khá tốt với quái vật Hieratic vì chúng muốn được hiến tế, nhưng Seal of Reflection có thể được coi là một phiên bản mạnh mẽ hơn và đáng để chơi hơn. 

Treacherous Trap Hole (1-2x)

Thông thường, đối với các bộ bài phụ thuộc chủ yếu vào quái thú và bài phép thì việc nhét nhân 2 lá Treacherous này là một chiến thuật vô cùng thông minh. Bạn có thể sử dụng nó để tiêu diệt ngay quái thú của đối phương để làm gián đoạn combo của họ. Điều này sẽ khiến cho các Hieratics có một lượt OTK dễ thở hơn. Nhưng luôn lưu ý là lá này sẽ không thể kích hoạt được nếu bạn có thêm 1 lá bẫy dưới Mộ, hãy luôn cân nhắc nên bỏ 1 hoặc 2 lá vào bộ bài.

Concentrating Current và World Legacy Clash (Decrease/Gain ATK/DEF)

Bộ đôi này có thể góp phần không nhỏ trong việc OTK của Hieratics. Bạn có thể lựa chọn giữa việc tập trung chủ yếu về Concentrating Current hoặc World Legacy Clash. Dù là lựa chọn nào, cả hai đều là support rất tốt cho Hieratics, vừa có thể tăng/giảm ATK của bản thân/đối phương, vừa có khả năng kích hoạt hiệu ứng của Hieratics để mang lại nhiều lựa chọn hơn cho bạn.

Fiendish Chain, Shadow Spell và Butterflyoke (Chỉ nên sử dụng x2 cho từng lá nếu đi kèm với Treacherous Trap Hole)

Sự thật hiển nhiên sẽ có một số bài thủ sẽ cố gắng nhét những lá Tech nào vào bộ bài của mình nhưng tôi luôn đề xuất dù lựa chọn nào cũng nên nhân 2. Vì bạn sẽ có Treacherous Trap Hole trong bộ bài và bạn sẽ muốn kích hoạt nó trước khi kích hoạt những lá sau. Tuy nhiên, với bản chất đều là những sợi xích khó chịu, bạn có thể kích hoạt tùy ý Treacherous Trap Hole, miễn là các lá này vẫn còn xích quái thú ở trên sân.

Legendary Maju Garzett (2-3x)

Maju Garzett kết hợp với quái thú Hieratic có thể dễ dàng đạt được Rank-8 hoặc nếu bạn muốn triệu hồi quái thú độc đáo hơn thì triệu hồi Bishbaalkin. Triệu hồi Đặc biệt Tefnuit và hiến tế nó để Triệu hồi Đặc biệt Maju Garzett. Tefnuit sau đó Triệu hồi Đặc biệt Dragon Core Hexer, bạn có thể sử dụng nó với Maju Garzett.

Bạn cũng có thể sử dụng Maju Garzett như một quái thú với ATK lớn. Hieratics Triệu hồi Đặc biệt những con Rồng mạnh mẽ và giảm ATK của chúng xuống 0, nhưng Maju Garzett nhận được ATK ban đầu của những quái thú được hiến tế nên điều này sẽ không thành vấn đề. Về mặt hiệu quả, Maju Garzett trở thành một kẻ phá hoại khổng lồ mà bạn có thể triệu hồi với chi phí tối thiểu.



Một số Support Extra Deck khác

Đa số người chơi Hieratics sẽ muốn sử dụng dàn Extra Deck theo lối Xyz hơn là Synchro, nhưng vì có sự góp mặt của Labradorite Dragon và các quái thú Normal Tuner khác, Synchro sẽ không còn là một sự khó khăn trở ngại đối với họ.

Assault Blackwing - Onimaru the Divine Thunder (1x)

Khi nói về Onimaru, mặc dù không thể sử dụng khả năng thứ hai của nó nhưng bạn vẫn có thể có được một con quái thú miễn nhiễm với hiệu ứng nhờ vào Labradorite Dragon và sức ATK 3000 cũng có thể được coi là quá đáng gờm cho dàn Extra Deck của bạn.

Phantasmal Lord Ultimitl Bishbaalkin (1x)

R Rarity
Phantasmal Lord Ultimitl Bishbaalkin
R Rarity
Phantasmal Lord Ultimitl Bishbaalkin
Phantasmal Lord Ultimitl Bishbaalkin
DARK0
Phantasmal Lord Ultimitl Bishbaalkin
  • ATK:

  • 0

  • DEF:

  • 0


Hiệu ứng (VN):

(Cấp ban đầu của lá bài này luôn được coi là 12.)
Không thể được Triệu hồi Synchro. Phải được Triệu hồi Đặc biệt (từ Extra Deck của bạn) bằng cách gửi 2 quái thú Cấp 8 hoặc lớn hơn mà bạn điều khiển có cùng Cấp độ vào Mộ (1 Tuner và 1 non-Tuner), và không thể được Triệu hồi Đặc biệt bằng các cách khác. Không thể bị phá hủy bởi các hiệu ứng của lá bài. Lá bài này nhận được 1000 ATK cho mỗi quái thú trên sân. Một lần mỗi lượt, trong Main Phase của một trong hai người chơi: Bạn có thể Triệu hồi Đặc biệt cùng một số lượng "Utchatzimime Tokens" (Loại quái thú / DARK / Cấp độ 1 / ATK 0 / DEF 0) trên sân của mỗi người chơi ở Tư thế Phòng thủ, để Triệu hồi càng nhiều nhất có thể, lá bài này cũng không thể tấn công trong phần còn lại của lượt này.


Hiệu ứng gốc (EN):

(This card's original Level is always treated as 12.) Cannot be Synchro Summoned. Must be Special Summoned (from your Extra Deck) by sending 2 Level 8 or higher monsters you control with the same Level to the Graveyard (1 Tuner and 1 non-Tuner), and cannot be Special Summoned by other ways. Cannot be destroyed by card effects. This card gains 1000 ATK for each monster on the field. Once per turn, during either player's Main Phase: You can Special Summon the same number of "Utchatzimime Tokens" (Fiend-Type/DARK/Level 1/ATK 0/DEF 0) on each player's field in Defense Position, so as to Summon as many as possible, also this card cannot attack for the rest of this turn.


Sử dụng hiệu ứng thứ hai của Bishbaalkin khi bắt đầu Main Phase của đối thủ để làm ngập sân của họ với các Token. Điều này ngăn một số Bộ bài triệu hồi những Seacher Cấp thấp của họ, ngăn họ bắt đầu các combo. Khi đến lượt của bạn, Bishbaalkin phải là một quái thú với 6000 ATK nhưng thật khó để tận dụng điều này vì tất cả các Token đều ở vị trí phòng thủ.

PSY-Framelord Zeta (1x)

Labradorite Dragon cộng với Sphere Kuriboh có thể tạo ra Zeta cho hiệu ứng loại bỏ nó. Hiệu ứng loại bỏ Zeta có thể được sử dụng liên tục để loại bỏ quái thú của đối thủ một cách hiệu quả cho đến khi bạn xử lý được nó.

Constellar Ptolemy M7 (1-2x)

Hiệu ứng của Ptolemy M7 rất đơn giản nhưng cực kỳ linh hoạt. Cách sử dụng rõ ràng nhất là để đuổi quái thú chủ lực của đối thủ ra khỏi sân. Nhưng khả năng phục hồi quái thú từ nghĩa địa mang lại cho nó sự linh hoạt hơn rất nhiều. Với điều này, về cơ bản bạn có thể phục hồi bất kỳ quái thú nào trong nghĩa địa của mình. Ví dụ, lấy lại Eset để bắt đầu một combo Xyz mới.

Photon Strike Bounzer (1x)

Việc giảm bớt các hiệu ứng quái thú của đối phương là rất tốt để làm gián đoạn cuộc chơi của họ, đặc biệt là vì hầu hết các combo đều liên quan đến việc sử dụng hiệu ứng quái thú. Một ví dụ là phủ định Noble Knight Medraut, Utopic Onomatopeia, v.v.

Thiệt hại khi phủ định cũng là một lượng khá lớn. Tuy nhiên, hiệu ứng phủ định không tiêu diệt được quái vật bị phủ định, vì vậy điều này có thể gây nguy hiểm đối với những quái vật mạnh như Blue-Eyes Alternative White Dragon.

Digital Bug Rhinosebus (1x)

Rhinosebus cung cấp khả năng loại bỏ quái thú nhanh chóng không bị nhắm mục tiêu. Đó là một lá bài tốt để xem xét nếu bạn không sử dụng bất kỳ lá semi limited nào khác. Một nhược điểm lớn của lá này là bạn hầu như chỉ có thể triệu hồi đặc biệt này bằng cách sử dụng Exa-Beetle, có nghĩa là về cơ bản bạn cần có thêm 2 slot của Extra Deck để mang ra Rhinosebus.



Combos

Combo của Hieratics rất dễ để những newbie có thể làm quen và thích ứng với chúng. Đơn giản vì tính năng triệu hồi liên tục sẽ mang lại cho bạn lợi thế rất lớn để đi vào một lượt OTK nhanh chóng.

Hieratic Dragon of Tefnuit, Hieratic Dragon of Eset và Hieratic Dragon of Su (Combo #1)

Đầu tiên bạn sẽ muốn triệu hồi Tefnuit hoặc Eset trước (nếu không có cả hai thì nên dùng Seal of Convocation để search chúng), bạn nên nhớ trong đầu rằng:

  • Tefnuit có khả năng triệu hồi đặc biệt khi sân đối phương có quái thú nên sẽ rất có lợi khi bạn triệu hồi nó sau lượt đối thủ.
  • Eset có khả năng cho phép nó triệu hồi thông thường nhưng giảm ATK đi, điều này không làm ảnh hưởng tới combo của bạn vì bạn sẽ không dùng nó để tấn công mà sẽ hiến tế để mang một quái thú Dragon thường khác hoặc dùng khả năng của nó để sao chép số sao của quái thú thường để tiến hành Xyz.
Sau đó, bạn sẽ hiến tế Tefnuit hoặc Eset để mang Su ra sân, sử dụng khả năng đặc biệt của Su để tiêu diệt dàn backrow của đối phương. Tiến hành Xyz bằng Su và một quái thú thường cấp 6 vừa được mang ra bởi Tefnuit và Eset để gọi Atum. sau đó, gọi một Hieratics khác (thông thường sẽ là Su nếu backrow của đối thủ vẫn còn) sau đó tiếp tục hiến tế bằng một Hieratic hoặc quái thú thường khác để tiếp tục mang một con quái thú thường cấp 6 ra sân. 

Tiếp tục Xyz để mang một Rank 6 bạn cần (thường sẽ là Ptolemy M7). Đừng quên tiếp tục dùng Atum để Xyz lên Gaia nhé vì lúc bấy giờ Atum không thể được dùng để tấn công. Như vậy bạn đã tạo cho mình được một dàn sân bất khả chiến bại tùy thuộc vào khả năng bạn sử dụng nó.

Labradorite Dragon, Hieratic Dragon of Tefnuit và Dragon Core Hexer (Combo #2)

Đây sẽ là combo mà bạn sẽ thiên về chơi Synchro nhiều hơn. Cũng như combo #1, bạn sẽ muốn triệu hồi Tefnuit hoặc Eset trước tiên (Ưu tiên Tefnuit vì bạn sẽ phải cần Eset cho sau này). Sau đó triệu hồi Su để gỡ backrow, lúc này bạn sẽ có lựa chọn:
  • Sử dụng một Su khác để tiếp tục triệu hồi đặc biệt và bạn sẽ có 2 quái thú cấp 6, 1 quái thú hiệu ứng và 1 quái thú Tuner thường. Con quái chủ lực mà bạn muốn mang ra sẽ là Onimaru
  • Sử dụng Eset triệu hồi thông thường nó, hiến tế Su hoặc không: Nếu hiến tế Su, bạn sẽ muốn mang ra Dragon Core Hexer hơn là Labradorite Dragon vì lúc này Eset sẽ sử dụng được khả năng của mình, sao chép cấp độ của Hexer và mang ra Bishbaalkin. Nhưng nếu bạn không làm như vậy thì dù là triệu hồi Eset bằng cách hiến tế hoặc không hiến tế Su, bạn vẫn có thể mang Onimaru ra một cách bình thường và tiếp tục ván dấu của mình.

Hieratic Dragon of Tefnuit, Blue-Eyes White Dragon và Legendary Maju Garzett (Combo #3)

Combo này sẽ rất thích hợp với các newbie muốn ATK to thật to. Tôi khuyến khích sử dụng 2 Blue-Eyes nhé, mặc dù sẽ hơi brick đấy, nhưng phần thưởng sẽ rất xứng đáng.

Bắt đầu chuỗi combo thông thường của Hieratics (Triệu hồi Tefnuit hoặc Eset, mang Su ra dỡ backrow). Tuy nhiên, vì chúng ta sử dụng Blue-Eyes nhiều hơn các quái thú thường Dragon khác nên bạn sẽ chỉ mang được Blue-Eyes ra sân nhưng không sao, phần vui bây giờ mới bắt đầu.

Bạn tiếp tục hiến tế Su bằng một Su khác hoặc một Hieratic nào đó, mang tiếp con Blue-Eyes thứ hai.

Lúc này, trên tay bạn đã có Maju Garzett trên tay, bạn sẽ muốn triệu hồi nó và mang tiếp một Blue-Eyes từ dưới mộ lên (nhờ vào hiệu ứng của các Hieratic) làm vật phòng thủ hoặc đơn giản là để Xyz cũng được. Tầm này bạn sẽ có được một Garzett với sức công hơn 8000 ATK và có thể gây thiệt hại xuyên giáp, nếu có sử dụng một Equip spell nào đó thì rất có thể ATK còn cao hơn như vậy. Lúc này là lúc bạn tận hưởng niềm vui của mình rồi.



Tóm lại

Hieratics là một bộ bài dù bạn build theo kiểu tiết kiệm chi phí hay build theo kiểu đầu từ thì sức mạnh của chúng vẫn dư sức để đưa bạn tới một bậc cao hơn trong đấu Rank. Quan trọng luôn nằm ở chiến lược mà bạn muốn sử dụng. Tôi mong qua Guide này, bạn có thể biết và hiểu rõ thêm về Hieratics - một bộ bài F2P rất đáng sử đụng.




Đơn vị đồng hành:

- Yu-Gi-Oh! Guidance Vietnam


Deck được sử dụng gần đây trong DUEL LINKS





Top